Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật N4 Ngữ pháp
18/11/2024 Lượt xem : 72Khi học tiếng Nhật lên đến N4, bạn sẽ làm quen với thể bị động trong tiếng Nhật. Nếu cảm thấy đây là một loại ngữ pháp khó khiến bạn lo lắng vì nhiều kiến thức cần nhớ. Sau đây Honya sẽ giúp bạn tổng hợp đầy đủ và chi tiết toàn bộ kiến thức liên quan đến ngữ pháp này. Cùng theo dõi ngay nhé!
Tìm hiểu thể bị động trong tiếng Nhật
Thể bị động (受身形 - うけみけい) trong tiếng Nhật là một ngữ pháp đặc biệt. Nó được dùng để thể hiện hành động xảy ra với đối tượng mà người nói đang đề cập đến. Ngữ pháp này thường được dùng khi một hành động tác động lên chủ thể một cách gián tiếp hoặc không mong muốn. Thay vì nói "ai đó làm gì" sẽ nói rằng "cái gì được làm bởi ai đó".
Thể bị động còn mang hàm ý thể hiện cảm giác phiền toái, không thoải mái khi hành động tác động đến mình. Do đó nó được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày cùng người Nhật.
Thể bị động dùng để thể hiện hành động xảy ra với đối tượng mà người nói đang đề cập đến
Xem thêm: Học ngữ pháp N4 hiệu quả: bí quyết chinh phục manten JLPT
Cách chia động từ thể bị động trong tiếng Nhật
Thể bị động của động từ trong tiếng Nhật được chia khác nhau dựa vào nhóm động từ:
Động từ nhóm 1 (u-verb):
Với động từ nhóm 1, chuyển âm cuối 「う」 sang âm 「あ」 và thêm đuôi 「れる」 vào sau.
-
書く (かく - viết) → 書かれる (かかれる - bị viết)
読む (よむ - đọc) → 読まれる (よまれる - bị đọc)
Động từ nhóm 2 (ru-verb):
Với động từ nhóm 2, bỏ 「る」 ở cuối động từ và thêm đuôi 「られる」 vào sau.
-
見る (みる - xem) → 見られる (みられる - bị xem)
食べる (たべる - ăn) → 食べられる (たべられる - bị ăn)
Động từ bất quy tắc:
Với các động từ bất quy tắc, thể bị động chia theo quy tắc riêng.
-
する (làm) → される (bị làm)
-
来る (くる - đến) → 来られる (こられる - bị đến)
Thể bị động của động từ trong tiếng Nhật được chia khác nhau dựa vào nhóm động từ
Xem thêm: Những bí quyết học tiếng Nhật cấp tốc cực hiệu quả cho người bận
Một số ví dụ câu bị động
Khi muốn diễn tả hành động xảy ra với chủ thể. Trong đó nhấn mạnh vào tác động hoặc cảm giác mà chủ thể nhận từ hành động. Người ta thường dùng thể bị động. Ví dụ như:
-
私は先生に褒められました。
わたしはせんせいにほめられました。
Tôi được giáo viên khen. -
本が図書館に返されました。
ほんがとしょかんにかえされました。
Quyển sách đã được trả lại thư viện. -
私は友達に笑われた。
わたしはともだちにわらわれた。
Tôi bị bạn bè cười.
Ý nghĩa của thể bị động trong tiếng Nhật
Diễn tả hành động phiền toái, không mong muốn xảy ra
Thể bị động được dùng khi người nói muốn nhấn mạnh đến một hành động không mong muốn hoặc tác động không dễ chịu.
-
例 (Ví dụ): 私は犬に噛まれた。(わたしはいぬにかまれた) - Tôi bị chó cắn.
Thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong văn viết
Khi phải viết văn bản trang trọng lịch sự. Hoặc cần miêu tả hành động của người có địa vị cao hơn. Hãy dùng thể bị động để câu văn trở nên lịch sự, khách quan hơn.
-
例 (Ví dụ): その本は有名な作家によって書かれた。(そのほんはゆうめいなさっかによってかかれた) - Cuốn sách được viết bởi một tác giả nổi tiếng.
Khi muốn nhấn mạnh đến người thực hiện hành động
Nếu muốn làm nổi bật tác nhân của hành động, thể bị động sẽ được ưu tiên sử dụng:
-
例 (Ví dụ): この建物は彼によって設計された。(このたてものはかれによってせっけいされた) - Tòa nhà này được thiết kế bởi anh ấy.
Phân biệt thể bị động và kính ngữ
Thể bị động trong tiếng Nhật có cấu trúc gần giống thể kính ngữ. Cụ thể các động từ cũng có đuôi 「れる」 hoặc 「られる」). Nhưng thể kính ngữ được dùng để thể hiện sự tôn trọng với người nghe hoặc người thực hiện hành động. Còn thể bị động chỉ dùng để chỉ sự tác động đến chủ thể. Ví dụ minh hoạ:
-
Thể bị động: 私は母に叱られました (わたしはははにしかられました - Tôi bị mẹ mắng).
-
Thể kính ngữ: 社長が来られました (しゃちょうがこられました - Giám đốc đã đến).
Thể bị động có cấu trúc tương tự thể kính ngữ nhưng cách dùng hoàn toàn khác
Gợi ý cấu trúc phổ biến khi dùng
-
Chủ ngữ + に + Động từ thể bị động:
Dùng khi người hoặc vật tác động đến chủ thể, thường có hàm ý bị ảnh hưởng tiêu cực.-
私は彼に仕事を頼まれた。(わたしはかれにしごとをたのまれた) - Tôi bị anh ấy nhờ làm việc.
-
-
Danh từ + が + Động từ thể bị động:
Dùng khi không quan trọng ai thực hiện hành động, chỉ chú trọng đến sự việc.-
駅が建設されています。(えきがけんせつされています) - Nhà ga đang được xây dựng.
-
Thể bị động trong tiếng Nhật là một cấu trúc ngữ pháp quan trọng giúp diễn tả hành động xảy ra với chủ thể. Nó thường nhấn mạnh đến tác động không mong muốn hay sự tôn trọng trong giao tiếp. Và để sử dụng thể này hiệu quả, người học cần hiểu rõ nhóm động từ và cách chia. Khi nắm vững rồi bạn có thể vận dụng nó làm thành công cụ hữu ích trong việc diễn đạt cảm xúc của mình dễ dàng bằng tiếng Nhật.
Xem thêm: