Tìm hiểu về thể quá khứ trong tiếng Nhật dành cho dân học chuyên

16/11/2024     Lượt xem : 42

Thể quá khứ trong tiếng Nhật là ngữ pháp quan trọng. Nó dùng để diễn tả các hành động hoặc trạng thái đã hoàn thành trong quá khứ. Hôm nay Honya sẽ hướng dẫn bạn cách chia thể quá khứ cho nhóm danh từ, động từ và tính từ. Ngoài ra còn tổng hợp cho bạn các ví dụ cụ thể và lưu ý khi sử dụng. Từ đó giúp bạn tìm hiểu sắc thái nghĩa khi dùng thể quá khứ, thể hiện cảm xúc trong cuộc hội thoại.

Khái niệm thể quá khứ 

Thể quá khứ trong tiếng Nhật là dạng ngữ pháp dùng để diễn tả các hành động hoặc ở trạng thái đã hoàn thành. Muốn chia động từ sang thể quá khứ, người học cần biến đổi từng nhóm động từ. Trong đó bao gồm nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3. Khi đã nắm vững thể quá khứ thì bạn sẽ diễn đạt trải nghiệm trong quá khứ dễ dàng hơn, tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh trong giao tiếp. 

Thể quá khứ trong tiếng Nhật dùng để chỉ những hành động đã ở trạng thái hoàn thành

Thể quá khứ trong tiếng Nhật dùng để chỉ những hành động đã ở trạng thái hoàn thành

Thể quá khứ trong tiếng Nhật của động từ

Động từ trong tiếng Nhật chia thành ba nhóm với cách biến đổi thể quá khứ riêng biệt:

  • Nhóm 1 (Động từ đuôi う): Động từ kết thúc bằng âm hàng "う" sẽ thay âm cuối cùng sang âm hàng "た" hoặc "だ."

    • Ví dụ: 書く (kaku - viết) → 書いた (kaita - đã viết).

    • Các động từ có âm cuối như "む, ぶ, ぬ" sẽ chuyển thành "んだ," trong khi âm cuối là "く" chuyển thành "いた," và âm "ぐ" chuyển thành "いだ."

  • Nhóm 2 (Động từ đuôi る): Với động từ nhóm này, chỉ cần bỏ đuôi "る" và thêm "た."

    • Ví dụ: 食べる (taberu - ăn) → 食べた (tabeta - đã ăn).

  • Nhóm 3 (Động từ bất quy tắc): Một số động từ như する (suru - làm) và 来る (kuru - đến) có cách chia riêng.

    • する chuyển thành した (shita - đã làm), và 来る chuyển thành 来た (kita - đã đến).

Cách chia động từ, danh từ của thể quá khứ có sự khác biệt rõ rệt

Cách chia động từ, danh từ của thể quá khứ có sự khác biệt rõ rệt cần chú ý chia đúng cấu trúc

Xem thêm: Tổng hợp 50 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N5 hay dùng nhất

Thể quá khứ trong tiếng Nhật của danh từ

Thể quá khứ cũng có cách sử dụng cho tính từ và danh từ:

  • Tính từ đuôi い: Thay "い" bằng "かった."

    • Ví dụ: 高い (takai - cao) → 高かった (takakatta - đã cao).

  • Tính từ đuôi な và danh từ: Thêm だった vào sau từ để thể hiện thể quá khứ.

    • Ví dụ: 静か (shizuka - yên tĩnh) → 静かだった (shizukadatta - đã yên tĩnh).

Xem thêm: Mẹo học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả dành cho mọi cấp độ

Cách dùng thể quá khứ trong tiếng Nhật

Thể quá khứ không chỉ đơn thuần để diễn tả hành động đã xảy ra mà còn mang nhiều sắc thái khác nhau:

  • Dùng để miêu tả trải nghiệm cá nhân: Thể quá khứ thường dùng khi kể lại trải nghiệm hoặc cảm nhận của bản thân.

    • Ví dụ: この映画は面白かったです (Kono eiga wa omoshirokatta desu - Bộ phim này đã rất thú vị).

  • Thể hiện sự tiếc nuối hoặc hồi tưởng: Thể quá khứ cũng thể hiện sự tiếc nuối về hành động đã xảy ra.

    • Ví dụ: もっと勉強すればよかった (Motto benkyou sureba yokatta - Giá như tôi đã học nhiều hơn).

Trong văn nói thân mật, thể quá khứ thường được lược bỏ bớt đi trong câu

Trong văn nói thân mật, thể quá khứ thường được lược bỏ bớt đi trong câu

Một số cấu trúc ngữ pháp thể quá khứ

Ngoài việc dùng thể quá khứ để diễn tả hành động hoàn tất. Trong tiếng Nhật còn có nhiều cấu trúc phức tạp kết hợp với thể quá khứ:

  • ~たことがある (Từng làm gì đó): Sử dụng để chỉ kinh nghiệm hoặc điều đã từng làm.

    • Ví dụ: 日本に行ったことがあります (Nihon ni itta koto ga arimasu - Tôi đã từng đến Nhật Bản).

  • ~てしまった (Đã lỡ làm gì đó): Cấu trúc này mang sắc thái tiếc nuối, diễn tả hành động đã hoàn thành không mong muốn.

    • Ví dụ: 財布を忘れてしまった (Saifu wo wasurete shimatta - Tôi đã lỡ quên ví)

Một số lưu ý khi học thể quá khứ

  • Trong văn nói thân mật thể quá khứ được rút gọn hơn. Thông thường thể quá khứ sẽ llược bỏ trợ từ trong câu. 

  • Thể quá khứ và thể たら cùng nói về quá khứ. Nhưng thường dùng trong câu điều kiện hoặc khi nhắn đến sự kiện xảy ra sau một hành động nào đó.

Thể quá khứ trong tiếng Nhật là một phần ngữ pháp rất quan trọng. Mục đích kể lại những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Và để thành thạo thể quá khứ bạn cần thực hành thường xuyên với những ví dụ khác nhau. Ngoài các cuộc giao tiếp hàng ngày đến cách diễn đạt trong văn viết. Khi nắm vững thể quá khứ sẽ giúp bạn diễn đạt trôi chảy và chính xác hơn trong cuộc hội thoại cùng người Nhật. 

Xem thêm:

Bình luận