10 phút hiểu hết về thể sai khiến trong tiếng Nhật
18/11/2024 Lượt xem : 131Thể sai khiến (使役形 - しえきけい) trong tiếng Nhật là một cấu trúc ngữ pháp quan trọng. Nó cho phép người nói diễn tả việc cho phép, bắt buộc hoặc khiến ai đó phải làm điều gì đó. Đây là một trong những ngữ pháp mà người học tiếng Nhật sơ cấp và trung cấp cần nắm vững. Trong bài viết này hãy cùng Honya tìm hiểu chi tiết ý nghĩa, cách chia và cách dùng của thể sai khiến trong từng hoàn cảnh nhé!
Tìm hiểu về thể sai khiến trong tiếng Nhật
Thể sai khiến trong tiếng Nhật thường được dùng để diễn tả việc một người nào đó yêu cầu, ép buộc hoặc cho phép người khác thực hiện một hành động. Người sử dụng thể sai khiến thường có quyền lực cao hơn. Ví dụ như thầy cô, bố mẹ hoặc cấp trên. Tuy nhiên cũng có trường hợp cấp bậc ngang hàng vẫn sử dụng ngữ pháp này. Vì người nói muốn nhấn mạnh đó là hành động được thực hiện là do ý muốn của người khác.
Ví dụ:
-
先生は学生に漢字を書かせた (せんせいはがくせいにかんじをかかせた)
→ Giáo viên bắt học sinh viết chữ kanji.
Thể sai khiến dùng để diễn tả việc một người nào đó yêu cầu, ép buộc hoặc cho phép người khác thực hiện một hành động
Xem thêm: Mẹo học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả dành cho mọi cấp độ
Cách chia thể sai khiến trong tiếng Nhật
Động từ nhóm 1 (動詞グループ1)
Động từ nhóm 1, hay còn gọi là động từ có kết thúc bằng âm 「u」, sẽ được chia sang thể sai khiến bằng cách chuyển đuôi 「u」 thành 「a」 rồi thêm 「せる」.
Công thức:
-
Động từ nhóm 1: Chuyển âm cuối sang âm 「あ」 + せる.
Ví dụ:
-
書く (かく - viết) → 書かせる (かかせる - bắt viết)
-
飲む (のむ - uống) → 飲ませる (のませる - bắt uống)
Động từ nhóm 2 (動詞グループ2)
Động từ nhóm 2 là những động từ kết thúc bằng âm 「eru/iru」. Để chia thể sai khiến cho động từ nhóm này, bạn chỉ cần bỏ 「る」 và thêm 「させる」 vào.
Công thức:
-
Động từ nhóm 2: Bỏ 「る」 + させる.
Ví dụ:
-
食べる (たべる - ăn) → 食べさせる (たべさせる - cho ăn)
-
見る (みる - nhìn) → 見させる (みさせる - cho xem)
Động từ bất quy tắc
Đối với hai động từ bất quy tắc là する và 来る (くる), cách chia thể sai khiến không tuân theo các quy tắc chung.
-
する (làm) → させる (bắt làm)
-
来る (くる - đến) → 来させる (こさせる - bắt đến)
Thể sai khiến được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau
Xem thêm: Top 5 cuốn sách ngữ pháp tiếng Nhật tốt nhất hiện nay
Cách sử dụng thể sai khiến trong tiếng Nhật
Thể sai khiến được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Nó tùy thuộc vào cách diễn đạt của người nói. Từ đó đem đến các sắc thái ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là cách sử dụng phổ biến:
Diễn tả sự bắt buộc
Thể sai khiến được dùng để diễn tả việc một người có quyền lực yêu cầu người khác thực hiện một hành động mà không có sự đồng ý từ phía người đó.
Ví dụ:
-
母は子供に野菜を食べさせる (はははこどもにやさいをたべさせる)
→ Mẹ bắt con ăn rau.
Trong câu này, "mẹ" là người có quyền quyết định và yêu cầu "con" phải thực hiện hành động "ăn rau", dù con có muốn hay không.
Diễn tả sự cho phép
Ngược lại với nghĩa bắt buộc, thể sai khiến cũng có thể dùng để diễn tả việc cho phép người khác làm một việc gì đó.
Ví dụ:
-
先生は学生に休ませた (せんせいはがくせいにやすませた)
→ Giáo viên cho học sinh nghỉ ngơi.
Ở đây, giáo viên không ép buộc, mà là cho phép học sinh thực hiện hành động "nghỉ ngơi".
Sử dụng trong thể bị động sai khiến (使役受身)
Thể bị động sai khiến là sự kết hợp giữa thể bị động và thể sai khiến. Nó diễn tả việc một người bị buộc phải làm một việc gì đó. Cấu trúc này thường được dùng để thể hiện một hành động không mong muốn.
Ví dụ:
-
彼は友達に宿題をさせられた (かれはともだちにしゅくだいをさせられた)
→ Anh ấy bị bạn bắt làm bài tập.
Trong câu này, "anh ấy" là người bị buộc phải thực hiện hành động "làm bài tập", dù không mong muốn.
Thể sai khiến mang sắc thái tiêu cực nên hạn chế sử dụng để tránh làm mất lòng đối phương
Lưu ý khi dùng thể sai khiến trong tiếng Nhật
Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi dùng thể sai khiến:
-
Thể sai khiến mang sắc thái tiêu cực. Vì người nói thường dùng để ra lệnh hay ép buộc ai đó. Vậy nên cần sử dụng đúng ngữ cảnh và đối tượng để tránh gây khó chịu.
-
Trong giao tiếp thường ngày hạn chế dùng thể sai khiến trong công việc. Đặc biệt là với người có địa vị cao hơn. Hãy chú ý cách dùng từ để đảm bảo sự tôn trọng và lịch sự.
Thể sai khiến trong tiếng Nhật là một ngữ pháp quan trọng. Nó giúp người học diễn đạt ý nghĩa bắt buộc, cho phép hoặc khiến ai đó làm điều gì đó một cách rõ ràng. Khi nắm vững cách chia và cách dùng bạn sẽ tự tin hơn khi giao tiếp. Và đồng thời hiểu sâu hơn về cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc học tiếng Nhật hãy để lại bình luận xuống dưới bài đăng nhé!
Xem thêm: