Khám phá thể phủ định trong tiếng Nhật có gì lạ

17/11/2024     Lượt xem : 57

Thể phủ định trong tiếng Nhật được chia như thế nào? Cách sử dụng của thể phủ định ra sao? Với một ngàn lẻ một câu hỏi xoay quanh thể phủ định của người học tiếng Nhật. Tất cả sẽ được Honya giải thích chi tiết trong bài viết hôm nay.

Tìm hiểu về thể phủ định

Trong tiếng Nhật, thể phủ định thường biểu thị sự không thực hiện hoặc từ chối một hành động, trạng thái. Các động từ, tính từ và danh từ đều có cách chia phủ định riêng để phù hợp với câu nói và ý nghĩa mong muốn.

Cụ thể trong tiếng Nhật, thể phủ định là cách chia động từ, tính từ, danh từ mang ý nghĩa "không làm", "không có" hoặc "không phải". Đối với riêng động từ, thể phủ định được chia tuỳ theo nhóm động từ, ví dụ như: 

  • Động từ nhóm 1: Chuyển âm cuối sang hàng "a" + ない (nai) (ví dụ: 書く "kaku" → 書かない "kakanai")

  • Động từ nhóm 2: Bỏ "る" + ない (ví dụ: 食べる "taberu" → 食べない "tabenai")

  • Tính từ đuôi い: Thay "い" bằng "くない"

  • Tính từ đuôi な và danh từ: Thêm じゃない

Thể phủ định dùng để diễn tả sự không thực hiện hoặc từ chối một hành động, trạng thái nào đó

Thể phủ định dùng để diễn tả sự không thực hiện hoặc từ chối một hành động, trạng thái nào đó

Xem thêm: Tổng hợp 50 cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật N5 hay dùng nhất

Cách chia thể phủ định cho động từ

Động từ nhóm 1 (五段動詞)

Với động từ nhóm 1, để chia sang thể phủ định (nai), ta thay đổi đuôi của động từ thành âm "a" rồi thêm "ない (nai)" vào sau.

  • Ví dụ: 書く (kaku) → 書かない (kakanai) (không viết)

  • 行く (iku) → 行かない (ikanai) (không đi)

Động từ nhóm 2 (一段動詞)

Với nhóm động từ này, bạn chỉ cần bỏ đuôi "る (ru)" và thêm "ない (nai)".

  • Ví dụ: 食べる (taberu) → 食べない (tabenai) (không ăn)

  • 見る (miru) → 見ない (minai) (không nhìn)

Động từ nhóm 3 (bất quy tắc)

Đối với nhóm động từ bất quy tắc:

  • する (suru) → しない (shinai) (không làm)

  • くる (kuru) → こない (konai) (không đến)

Xem thêm: Học ngữ pháp N4 hiệu quả: bí quyết chinh phục manten JLPT

Cách chia thể phủ định cho tính từ

Tính từ đuôi い (i)

Đối với tính từ đuôi い, ta thay い ở cuối bằng "くない (kunai)".

  • Ví dụ: 寒い (samui) → 寒くない (samukunai) (không lạnh)

  • 高い (takai) → 高くない (takakunai) (không cao)

Tính từ đuôi な (na)

Với tính từ đuôi な, bạn chỉ cần thêm "じゃない (janai)" vào sau tính từ.

  • Ví dụ: 静か (shizuka) → 静かじゃない (shizuka janai) (không yên tĩnh)

  • 便利 (benri) → 便利じゃない (benri janai) (không tiện lợi)

Thể phủ định trong danh từ, động từ, tính từ được chia khác nhau cần học kỹ để tránh nhầm lẫn

Thể phủ định trong danh từ, động từ, tính từ được chia khác nhau cần học kỹ để tránh nhầm lẫn

Thể phủ định trong tiếng Nhật cho danh từ

Danh từ trong tiếng Nhật cũng có cách chia phủ định bằng cách thêm "じゃない (janai)" sau danh từ đó.

  • Ví dụ: 先生 (sensei) → 先生じゃない (sensei janai) (không phải là giáo viên)

  • 学生 (gakusei) → 学生じゃない (gakusei janai) (không phải là học sinh)

Cách sử dụng của thể phủ định

Diễn đạt sự từ chối hoặc phủ nhận

Thể phủ định giúp người học diễn đạt sự từ chối hoặc phủ nhận một hành động hoặc trạng thái.

  • Ví dụ: 行きたくない (ikitakunai) - Tôi không muốn đi.

  • まだ読んでいない (mada yonde inai) - Tôi vẫn chưa đọc.

Thể hiện sự không mong muốn

Khi muốn nói rằng không thích hoặc không muốn làm gì, người học dùng thể phủ định.

  • Ví dụ: 食べたくない (tabetakunai) - Tôi không muốn ăn.

  • 会いたくない (aitakunai) - Tôi không muốn gặp.

Thể phủ định trong các cấu trúc ngữ pháp phức tạp

Trong tiếng Nhật, thể phủ định còn được dùng trong các cấu trúc ngữ pháp phức tạp để biểu đạt nhiều ý nghĩa khác nhau.

~なくてもいい (không cần phải làm)

Dùng để nói rằng một hành động không bắt buộc.

  • Ví dụ: 行かなくてもいい (ikanakute mo ii) - Không cần phải đi.

~ないでください (xin đừng làm gì đó)

Cấu trúc này dùng để yêu cầu người khác không làm hành động nào đó.

  • Ví dụ: ここでタバコを吸わないでください (Koko de tabako o suwanaide kudasai) - Xin đừng hút thuốc ở đây.

~ないほうがいい (nên tránh làm gì đó)

Dùng khi muốn khuyên ai đó nên tránh một hành động.

  • Ví dụ: 遅くまで起きないほうがいい (osoku made okinai hou ga ii) - Bạn không nên thức khuya.

Hãy áp dụng thể phủ định trong giao tiếp hàng ngày để sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả

Hãy áp dụng thể phủ định trong giao tiếp hàng ngày để sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả

Bí quyết ghi nhớ thể phủ định tiếng Nhật hiệu quả

  • Hãy luyện tập thường xuyên, lặp đi lặp lại các quy tắc chia thể phủ định. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn. 

  • Sử dụng thể phủ định trong ngữ cảnh cụ thể. Hãy thử đặt câu hỏi với thể phủ định trong tình huống giao tiếp cụ thể hàng ngày. Nó sẽ giúp bạn nằm lòng được cách áp dụng. 

  • Ôn lại từ vựng và cấu trúc đã học thường xuyên. Và kết hợp trong việc rèn luyện phản xạ ngôn ngữ.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về thể phủ định trong tiếng Nhật. Honya đã tổng hợp biên soạn và gửi đến bạn. Hy vọng bạn đã kịp ghi nhớ hoặc ghi chép lại để áp dụng khi cần thiết. Đừng quên theo dõi Honya để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, hữu ích khác nhé!
Xem thêm:

Bình luận